Công nghệ trị mụn PDT (Photodynamic Therapy) là một phương pháp mới, đang thu hút sự quan tâm của thị trường làm đẹp trong việc chăm sóc và điều trị da mụn. Nhưng liệu Công nghệ trị mụn PDT có thực sự mang lại hiệu quả đối với các trường hợp mụn nặng hay không? Hãy cùng Erutech tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Công nghệ trị mụn PDT là gì?
Công nghệ trị mụn PDT là một phương pháp điều trị da mụn sử dụng sự kết hợp giữa chất Photosensitizer và một nguồn ánh sáng có bước sóng phù hợp. Khi Photosensitizer tiếp xúc với ánh sáng, nó kích thích tạo ra các dạng năng lượng có thể tiêu diệt tế bào mụn mà không làm tổn thương các tế bào da khỏe xung quanh. Quá trình này giúp làm giảm viêm, kiểm soát tăng sinh tế bào, làm giảm sự xuất hiện của mụn viêm, mụn mủ, … và giúp cải thiện tình trạng da mụn.
Tuy nhiên, hiệu quả của công nghệ trị mụn PDT có thể thay đổi tùy thuộc vào loại mụn và đặc điểm cụ thể của từng người. Vì vậy, bạn cần được thăm khám và tư vấn kỹ bởi các chuyên gia/ bác sĩ da liễu để đảm bảo liệu pháp phù hợp và hiệu quả cho mình.
Tác dụng của công nghệ trị mụn PDT
Công nghệ trị mụn PDT giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào mụn, ngăn chặn sự lây lan và gia tăng của mụn.
Với công dụng kháng viêm và làm dịu da, PDT giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết mụn viêm, mụn bọc và mụn mủ.
Quá trình kích thích ánh sáng trong PDT giúp giảm viêm tế bào, giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng viêm nặng.
Công nghệ trị mụn PDT tác động chủ yếu lên tế bào mụn mà không gây tổn thương đáng kể cho tế bào da khỏe, giúp duy trì sự lành mạnh của làn da.
Sau liệu pháp, Công nghệ trị mụn PDT thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp da nhanh chóng hồi phục sau khi trải qua liệu pháp.
Khi nào nên sử dụng công nghệ trị mụn PDT?
Công nghệ trị mụn PDT thường được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp sau:
- Người bị mụn nặng và sử dụng các phương pháp điều trị mụn thông thường mà không có hiệu quả.
- Công nghệ trị mụn PDT đặc biệt có hiệu quả với những người mụn bọc, mụn viêm và mụn mủ, khi sử dụng công nghệ này sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm và kiểm soát được hoạt động của tuyến bã nhờn trên da, đồng thời còn có tác dụng kháng viêm và làm dịu da.
- Phù hợp với những người không muốn sử dụng thuốc điều trị mụn thông qua đường uống.
Tuy nhiên, hiệu quả của công nghệ trị mụn PDT có thể thay đổi tùy thuộc vào loại mụn và đặc điểm cụ thể của từng người. Vì vậy, bạn cần được thăm khám và tư vấn kỹ bởi các chuyên gia/ bác sĩ da liễu để đảm bảo liệu pháp phù hợp và hiệu quả cho mình.
Các bước điều trị mụn với công nghệ PDT
Quy trình điều trị mụn bằng công nghệ PDT thường bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn của chuyên da gia liễu
Bạn sẽ được thăm khám và đánh giá tình trạng da của mình bởi các chuyên gia/ bác sĩ da liễu.
Bạn sẽ được tư vấn các liệu pháp phù hợp để điều trị theo đúng tình trạng da của mình.
Bước 2: Tiến hành điều trị bằng công nghệ PDT
Nhân viên sẽ chuẩn bị các thiết bị/ dụng cụ/ thuốc cần thiết để điều trị.
Làm sạch vùng da cần điều trị.
Đeo kính bảo hộ trước khi thực hiện liệu trình.
Chuyên gia/ bác sĩ/ kỹ thuật viên sẽ thoa 1 lớp thuốc Photosensitizer trực tiếp lên vùng da điều trị hoặc bạn sẽ được uống 1 liều thuốc có chứa photosensitizer.
Bước 3: Đợi Photosensitizer hấp thụ vào tế bào da mụn
Nếu thuốc được thoa trực tiếp lên da, quá trình này thường kéo dài khoảng 15-60 phút để chất hấp thụ vào tế bào.
Nếu thuốc được dùng qua đường uống thì cần thời gian từ 30 – 60 phút để chất Photosensitizer được hấp thụ đầy đủ trong tế bào mụn.
Bước 4: Chiếu ánh sáng
Chuyên gia/ bác sĩ da liễu sẽ cài đặt bước sóng của ánh sáng phù hợp với từng cá nhân khách hàng.
Quá trình này kích thích chất Photosensitizer, tạo ra các năng lượng có khả năng tiêu diệt tế bào mụn.
Sau quá trình chiếu ánh sáng, có thời gian hồi phục để da khôi phục. Bạn có thể cảm thấy da có đỏ hoặc khó chịu, nhưng tình trạng này sẽ giảm dần sau thời gian ngắn.
Bước 5: Chăm sóc da sau khi điều trị
Kết thúc liệu trình, khách hàng sẽ được tư vấn và dặn dò cách chăm sóc da đúng cách sau khi sử dụng công nghệ trị mụn PDT để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng công nghệ trị mụn PDT có để lại biến chứng nào không?
Công nghệ trị mụn PDT thường không gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và nó được coi là một phương pháp an toàn khi thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia da liễu. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:
- Kết thúc liệu trình điều trị, da của bạn có thể xuất hiện tình trạng đỏ rát, khó chịu, nhưng vấn đề này sẽ được giảm dần và biến mất sau một vài ngày.
- Da sẽ có thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, vì vậy bạn cần tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời bằng cách sử dụng các biện pháp chống nắng một cách đầy đủ nhất.
- Có một vài trường hợp da sẽ xuất hiện hiện tượng sưng nhẹ và đau nhức sau điều trị, nhưng điều này sẽ giảm dần sau một thời gian ngắn.
Những lưu ý khi áp dụng công nghệ trị mụn PDT
- Cần dược thăm khám và đánh giá làn da của bạn bởi các chuyên gia/ bác sĩ da liễu uy tín.
- Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các loại thuốc/ sản phẩm dược mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng công nghệ trị mụn PDT.
- Tránh ánh sáng mặt trời và các nguồn ánh sáng mạnh ít nhất 48 giờ trước khi điều trị để tránh tăng cường nhạy cảm ánh sáng.
- Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và các nguồn ánh sáng mạnh ít nhất 48 giờ sau khi điều trị để tránh nhạy cảm ánh sáng và biến đổi màu da.
- Thực hiện các biện pháp chống nắng tối đa để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên sau điều trị.
- Nếu bạn có bất kỳ hiện tượng hoặc dấu hiệu không bình thường nào sau quá trình điều trị, hãy liên hệ ngay với chuyên gia/ bác sĩ da liễu để được tư vấn và xử lý kịp thời.
- Cần tuân thủ đúng chế độ chăm sóc da sau điều trị của các chuyên gia/ bác sĩ đề ra để giảm nguy cơ tái phát mụn và đảm bảo làn da của bạn hồi phục một cách tốt nhất.
Kết luận
Công nghệ trị mụn PDT ra đời đã mang lại một bước tiến mới trong lĩnh vực chăm sóc da, đặc biệt là chăm sóc và điều trị da mụn. Hy vọng, qua bài viết này, Erutech đã giúp bạn đọc hiểu hơn về công nghệ trị mụn PDT một các cụ thể nhất. Chúc các bạn sẽ chọn lựa được cho mình một phương pháp chăm sóc da tối ưu và phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình.